Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
159688

Bài tuyên truyền thay đổi nhận thức thói quen dùng nước sạch

Ngày 08/04/2024 15:12:11

Tuyên truyền thay đổi nhận thức thói quen dùng nước sạch

 

Nước sạch dùng trong sinh hoạt hàng ngày đang là vấn đề được quan tâm hàng đầu hiện nay.

 Theo kết quả Bộ chỉ số theo dõi - đánh giá nước sạch nông thôn năm 2022 được UBND tỉnh công bố tại Quyết định số 834/QĐ-UBND ngày 14-3-2023, toàn tỉnh có 97% số hộ gia đình nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh. Trong đó, tỷ lệ hộ gia đình sử dụng nước hợp vệ sinh từ công trình cấp nước tập trung là 27,3%; tỷ lệ hộ gia đình sử dụng nước hợp vệ sinh từ công trình cấp nước nhỏ lẻ là 69,7%. Tỷ lệ hộ gia đình nông thôn được sử dụng nước sạch đáp ứng QCVN là 60,2% (tỷ lệ hộ gia đình sử dụng nước sạch từ công trình cấp nước tập trung là 25,2%; tỷ lệ hộ gia đình sử dụng nước sạch từ công trình cấp nước nhỏ lẻ là 35%).

Thực tế cho thấy, nhận thức của người dân nông thôn về tầm quan trọng của nguồn nước sạch đối với sức khỏe còn hạn chế nên còn chủ quan trong việc sử dụng nguồn nước. Nếu sử dụng nước mưa hay giếng khoan không đảm bảo thì sẽ ảnh hưởng lớn tới sức khỏe, vì nước là môi trường trung gian chuyển tải các chất hóa học và các loại vi khuẩn, vi rút, ký sinh trùng gây bệnh mà mắt thường không nhìn thấy được. Theo Trung tâm Kiểm soát dịch bệnh tỉnh, do tác động của môi trường, nguồn nước ngầm ở một số khu vực trong tỉnh đã có dấu hiệu bị ô nhiễm. Ông Nguyễn Trường An, Phó trưởng Khoa Sức khỏe môi trường, Trung tâm Kiểm soát dịch bệnh tỉnh, cho biết: Hiện nay, nước ngầm có dấu hiệu bị ô nhiễm mangan tại một số nơi như ở các huyện trong tỉnh ta như: Thiệu Hóa, Yên Định; nhiễm asen ở một số khu vực của huyện Thiệu Hóa... Nước ngầm ngày càng không bảo đảm vệ sinh, lượng nước cũng ngày càng cạn dần. Vì vậy, để có nguồn nước hợp vệ sinh bảo đảm cho sức khỏe, tốt nhất bà con nên dùng nước sạch từ các nhà máy nước tập trung được kiểm nghiệm, thẩm định đầy đủ.

Nước sạch và tỷ lệ hộ gia đình sử dụng nước sạch là một trong những yếu tố thành phần quan trọng trong tiêu chí số 18 về chất lượng môi trường sống thuộc Bộ tiêu chí xã NTM nâng cao tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2022-2025. Theo đó, chỉ tiêu hộ gia đình được sử dụng nước sạch theo quy chuẩn từ hệ thống cấp nước tập trung được quy định theo vùng, đối với xã vùng 1 phải đạt từ 25% trở lên và đối với xã vùng 2 phải đạt từ 55% trở lên. Đây là một trong những tiêu chí khó đối với nhiều địa phương khi xây dựng NTM nâng cao. Vì vậy, để nâng cao tỷ lệ người dân sử dụng nước sạch tập trung, điều quan trọng nhất là công tác tuyên truyền, vận động để người dân thấy rõ lợi ích của việc sử dụng nước sạch tập trung và những nguy cơ từ việc sử dụng nước ngầm, từ đó thay đổi nhận thức, thói quen sử dụng nước sạch nhằm bảo vệ sức khỏe, nâng cao chất lượng cuộc sống.

·         Hậu quả ô nhiễm nguồn nước cho sức khỏe con người

Kính thưa toàn thể Nhân dân!

Theo thống kê mỗi năm có đến 9000 người chết vì ô nhiễm nguồn nước, và phát hiện 100.000 trường hợp ung thư mỗi năm mà nguyên nhân chính là do sử dụng nguồn nước ô nhiễm. Khảo sát 37 xã mang tên “làng ung thư” đã có 1.136 người chết vì các bệnh ung thư. Ngoài ra, còn có 380 người ở các xã lân cận cũng chết bởi ung thư và một số địa phương, tỷ lệ mắc các bệnh liên quan đến ô nhiễm môi trường nước như tiêu chảy do nước nhiễm bị khuẩn ecoli, viêm da, hoặc các bệnh đau mắt ngày càng nhiều, và có khả năng lây lan thành dịch bệnh.

Ô nhiễm nước ảnh hưởng đến sức khoẻ con người bởi các hợp chất hữu cơ: các hợp chất hữu cơ thường độc và có độ bền sinh học cao, đặc biệt là các hidrocacbon thơm gây ô nhiễm môi trường mạnh, gây ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ con người. Các hợp chất hữu cơ như: phenol, chất bảo vệ thực vật như thuốc trừ sâu, linden, sevin, endrin… và các chất tẩy hoạt tính đều là những chất ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ, nếu nhiễm phải, nguy cơ gây ung thư rất cao.

Nguồn nước nhiễm kim loại nặng có độc tính cao như thuỷ ngân, chì, asen…:  Các kim loại nặng có trong nước là cần thiết cho sinh vật và con người vì chúng ta là nguyên tố vi lượng mà sinh vật cần tuy nhiên nếu hàm lượng quá cao sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ con người, gây nhiễm độc trầm trọng sau đó dẫn đến rất nhiều bệnh như đột biến, ung thư.

Các vi khuẩn có hại trong nước bị ô nhiễm có từ chất thải sinh hoạt của con người, động vật có thể gây ra các bệnh tả, bại liệt và thương hàn. Trong một vài nghiên cứu cho thấy, khi sử dụng nước nhiễm asen để ăn uống, con người có thể mắc bệnh ung thư da. Người nhiễm chì lâu ngày có thể mắc bệnh thận, thần kinh, nhiễm Amoni, nitrat, nitrit gây bệnh da xanh, thiếu máu. Nếu nhiễm lưu huỳnh lâu ngày, con người có thể bị bệnh về đường tiêu hoá. Nhiễm natri gây bệnh tim mạch và cao huyết áp.

 

Bài tuyên truyền thay đổi nhận thức thói quen dùng nước sạch

Đăng lúc: 08/04/2024 15:12:11 (GMT+7)

Tuyên truyền thay đổi nhận thức thói quen dùng nước sạch

 

Nước sạch dùng trong sinh hoạt hàng ngày đang là vấn đề được quan tâm hàng đầu hiện nay.

 Theo kết quả Bộ chỉ số theo dõi - đánh giá nước sạch nông thôn năm 2022 được UBND tỉnh công bố tại Quyết định số 834/QĐ-UBND ngày 14-3-2023, toàn tỉnh có 97% số hộ gia đình nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh. Trong đó, tỷ lệ hộ gia đình sử dụng nước hợp vệ sinh từ công trình cấp nước tập trung là 27,3%; tỷ lệ hộ gia đình sử dụng nước hợp vệ sinh từ công trình cấp nước nhỏ lẻ là 69,7%. Tỷ lệ hộ gia đình nông thôn được sử dụng nước sạch đáp ứng QCVN là 60,2% (tỷ lệ hộ gia đình sử dụng nước sạch từ công trình cấp nước tập trung là 25,2%; tỷ lệ hộ gia đình sử dụng nước sạch từ công trình cấp nước nhỏ lẻ là 35%).

Thực tế cho thấy, nhận thức của người dân nông thôn về tầm quan trọng của nguồn nước sạch đối với sức khỏe còn hạn chế nên còn chủ quan trong việc sử dụng nguồn nước. Nếu sử dụng nước mưa hay giếng khoan không đảm bảo thì sẽ ảnh hưởng lớn tới sức khỏe, vì nước là môi trường trung gian chuyển tải các chất hóa học và các loại vi khuẩn, vi rút, ký sinh trùng gây bệnh mà mắt thường không nhìn thấy được. Theo Trung tâm Kiểm soát dịch bệnh tỉnh, do tác động của môi trường, nguồn nước ngầm ở một số khu vực trong tỉnh đã có dấu hiệu bị ô nhiễm. Ông Nguyễn Trường An, Phó trưởng Khoa Sức khỏe môi trường, Trung tâm Kiểm soát dịch bệnh tỉnh, cho biết: Hiện nay, nước ngầm có dấu hiệu bị ô nhiễm mangan tại một số nơi như ở các huyện trong tỉnh ta như: Thiệu Hóa, Yên Định; nhiễm asen ở một số khu vực của huyện Thiệu Hóa... Nước ngầm ngày càng không bảo đảm vệ sinh, lượng nước cũng ngày càng cạn dần. Vì vậy, để có nguồn nước hợp vệ sinh bảo đảm cho sức khỏe, tốt nhất bà con nên dùng nước sạch từ các nhà máy nước tập trung được kiểm nghiệm, thẩm định đầy đủ.

Nước sạch và tỷ lệ hộ gia đình sử dụng nước sạch là một trong những yếu tố thành phần quan trọng trong tiêu chí số 18 về chất lượng môi trường sống thuộc Bộ tiêu chí xã NTM nâng cao tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2022-2025. Theo đó, chỉ tiêu hộ gia đình được sử dụng nước sạch theo quy chuẩn từ hệ thống cấp nước tập trung được quy định theo vùng, đối với xã vùng 1 phải đạt từ 25% trở lên và đối với xã vùng 2 phải đạt từ 55% trở lên. Đây là một trong những tiêu chí khó đối với nhiều địa phương khi xây dựng NTM nâng cao. Vì vậy, để nâng cao tỷ lệ người dân sử dụng nước sạch tập trung, điều quan trọng nhất là công tác tuyên truyền, vận động để người dân thấy rõ lợi ích của việc sử dụng nước sạch tập trung và những nguy cơ từ việc sử dụng nước ngầm, từ đó thay đổi nhận thức, thói quen sử dụng nước sạch nhằm bảo vệ sức khỏe, nâng cao chất lượng cuộc sống.

·         Hậu quả ô nhiễm nguồn nước cho sức khỏe con người

Kính thưa toàn thể Nhân dân!

Theo thống kê mỗi năm có đến 9000 người chết vì ô nhiễm nguồn nước, và phát hiện 100.000 trường hợp ung thư mỗi năm mà nguyên nhân chính là do sử dụng nguồn nước ô nhiễm. Khảo sát 37 xã mang tên “làng ung thư” đã có 1.136 người chết vì các bệnh ung thư. Ngoài ra, còn có 380 người ở các xã lân cận cũng chết bởi ung thư và một số địa phương, tỷ lệ mắc các bệnh liên quan đến ô nhiễm môi trường nước như tiêu chảy do nước nhiễm bị khuẩn ecoli, viêm da, hoặc các bệnh đau mắt ngày càng nhiều, và có khả năng lây lan thành dịch bệnh.

Ô nhiễm nước ảnh hưởng đến sức khoẻ con người bởi các hợp chất hữu cơ: các hợp chất hữu cơ thường độc và có độ bền sinh học cao, đặc biệt là các hidrocacbon thơm gây ô nhiễm môi trường mạnh, gây ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ con người. Các hợp chất hữu cơ như: phenol, chất bảo vệ thực vật như thuốc trừ sâu, linden, sevin, endrin… và các chất tẩy hoạt tính đều là những chất ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ, nếu nhiễm phải, nguy cơ gây ung thư rất cao.

Nguồn nước nhiễm kim loại nặng có độc tính cao như thuỷ ngân, chì, asen…:  Các kim loại nặng có trong nước là cần thiết cho sinh vật và con người vì chúng ta là nguyên tố vi lượng mà sinh vật cần tuy nhiên nếu hàm lượng quá cao sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ con người, gây nhiễm độc trầm trọng sau đó dẫn đến rất nhiều bệnh như đột biến, ung thư.

Các vi khuẩn có hại trong nước bị ô nhiễm có từ chất thải sinh hoạt của con người, động vật có thể gây ra các bệnh tả, bại liệt và thương hàn. Trong một vài nghiên cứu cho thấy, khi sử dụng nước nhiễm asen để ăn uống, con người có thể mắc bệnh ung thư da. Người nhiễm chì lâu ngày có thể mắc bệnh thận, thần kinh, nhiễm Amoni, nitrat, nitrit gây bệnh da xanh, thiếu máu. Nếu nhiễm lưu huỳnh lâu ngày, con người có thể bị bệnh về đường tiêu hoá. Nhiễm natri gây bệnh tim mạch và cao huyết áp.

 

Tình hình kinh tế - xã hội